Khám phá món ăn độc đáo các vùng miền ngày Tết Đoan Ngọ

    Tết Đoan ngọ ở Việt Nam được coi là Tết diệt sâu bọ và cũng là tục lệ thờ cúng linh thiêng. Ngoài ra, ngày Đoan Ngọ là ngày dân chúng cúng lễ để đánh dấu một thời tiết mới, mừng sự trong sáng, quang đãng, đồng thời để cầu bình an, hạnh phúc cho gia đình. Cùng khám phá những món ăn độc đáo ở các vùng miền ở Việt Nam trong ngày Tết Đoan Ngọ.

    Cơm rượu nếp

    Cơm rượu nếp

    Với người Hà Nội, cơm rượu nếp là không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ này. Có 2 loại cơm rượu nếp được bán nhiều là cơm rượu nếp trắng và cơm rượu nếp cẩm.

    Bánh gio

    Bánh gio

    Bánh tro là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam và một số nơi của Miền Bắc. Bánh tro có nhiều tên và hình dáng khác nhau như bánh ú, bánh tro (gio), bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo điệu phương. Bánh tro (gio) được bán nhiều nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ bởi người ta luôn tin rằng khi ăn bánh tro, cũng như hoa quả và rượu nếp vào ngày này, bệnh tật trong người sẽ tiêu tan hết. Ông cha ta từ xưa quan niệm, tháng 5 âm lịch là lúc "độc trời" nhất trong năm, vì mùa hè oi bức, dễ sinh bệnh dịch, cho nên các món ăn chế biến cần có sự hấp thụ các đặc tính của cây cỏ, tác dụng là cho dễ tiêu, giải nhiệt.

    Hoa quả

    Hoa quả

    Hoa quả được chọn để cúng và ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ chủ yếu là các loại quả mùa hè, tươi ngon và có vị chua chua, thơm nức. Đó là những trái mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu,… Đặc biệt là mận, vải. Nếu thiếu đi những thứ hoa quả này thì Tết Đoan Ngọ sẽ mất đi nhiều ý nghĩa của nó.

    3 cây cầu “khủng“ xuất sắc hoàn thiện năm 2021: Từ cầu vượt biển cho đến cầu cạn trên mây
    Nữ tiền đạo 2k1 xinh đẹp của tuyển Việt Nam, ngắm ảnh đời thường mới thấy trái ngược trên sân bóng
    Chiêm ngưỡng biệt thự hoành tráng của diễn viên Quang Tèo

    Cơm rượu nếp trắng

    Cơm rượu nếp trắng

    Cơm rượu nếp trắng

    Thịt vịt

    Thịt vịt

    Với người miền Trung, ngày Tết Đoan Ngọ người ta lại ăn thịt vịt. Họ quan niệm, bắt đầu từ mùng 5 tháng 5 trở đi, vịt bắt đầu vào mùa. Những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi nữa. Vì thế, trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Trong đó tiết canh vịt là phổ biến nhất.
    Những ngày trước và trong Tết Đoan Ngọ, các chợ của miền này thường rất rộn rã việc mua bán vịt sống. Có một số địa phương ở các vùng khác, tục ăn vịt cũng được lưu truyền.

    Những trường hợp được miễn thuế khi sang tên sổ đỏ năm 2022
    Điện Biên: Nhổ bỏ số lượng lớn cây thuốc phiện trồng trong nương rau
    Người đàn ông dập тιnн нoàn vì đi xe máy phân khối lớn

    Chè trôi nước

    Chè trôi nước

    Chè trôi nước cũng là món ăn không thể thiếu trong ngày này ở miền Nam, gần giống với bánh trôi của người miền Bắc.

    Chè kê

    Chè kê

    Chè kê là món ăn rất đặc trưng cho ngày Tết Đoan Ngọ ở Huế. Chè kê nấu đơn giản những chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với các ngũ cốc khác, đồng thời có tác dụng bồi bổ khí huyết, cân bằng thể trạng cho những người thường xuyên dùng các đồ ăn, thức uống giải nhiệt. Chè kê ở Huế rất đặc biệt vì thường ăn kèm với bánh tráng mè. Lúc ăn không cần muỗng mà dùng bánh tráng để xúc.

    Rót hàng nghìn tỷ đồng đầu tư dự án giao thông ở Điện Biên
    Gần 4.600 xe hàng và 9.000 người “mắc kẹt” tại các cửa khẩu Lạng Sơn, Đại sứ quán Trung Quốc nói gì?
    CLIP: Cây cầu hơn 54 tỉ đồng mới hoàn thành bất ngờ gãy đôi

    Bánh khúc

    Bánh khúc

    Đặc sản Tết Đoan Ngọ của người Nùng (Mường Khương, Lào Cai) là món bánh khúc.

    Món ăn độc đáo các vùng miền ngày Tết Đoan Ngọ

    Món ăn độc đáo các vùng miền ngày Tết Đoan Ngọ

    Ngày Đoan Ngọ cũng là là ngày dân chúng cúng lễ để đánh dấu một thời tiết mới, mừng sự trong sáng, quang đãng, đồng thời để cầu bình an, hạnh phúc cho gia đình.

    create

    P.Hà / anninhthudo.vn

    Nguồn: http://anninhthudo.vn/doi-song/kham-pha-mon-an-doc-dao-cac-vung-mien-ngay-tet-doan-ngo/729563.antd

    Short URL: http://tinmienbac.net/bai-viet/736758