Lưu ý nhỏ cần nhớ khi bảo quản thực phẩm sống và chín
Đã từ lâu, mỗi dịp Tết đến là nhà nhà lại chuẩn bị lượng lớn thực phẩm cho những bữa ăn sum họp hay buổi liên hoan mừng xuân. Thậm chí, nhiều gia đình còn giữ thói quen "đụng lợn" (mổ chung lợn) cho có không khí Tết. Việc tích trữ nhiều thực phẩm trong thời gian dài có thể dẫn tới giảm dinh dưỡng, thậm chí ôi thiu. Đặc biệt, trong dịp Tết, việc thắp hương cả mâm cỗ hay bày ra nhiều món cùng lúc cũng có thể khiến thức ăn bị thừa nhiều, vì thế việc bảo quản thực phẩm đúng cách rất quan trọng.
TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho biết, trong thời buổi kinh tế thị trường, các chợ dân sinh, hàng quán mở cửa rất sớm nên tốt nhất người dân không nên tích trữ thực phẩm. Điều này có hai mặt lợi, thứ nhất là luôn được ăn đồ tươi, nhiều dinh dưỡng; thứ hai là tránh thực phẩm dễ bị ôi thiu. Trong chế biến, mọi người cũng nên ăn đến đâu nấu đến đó để tránh bị thừa.
Trường hợp phải bảo quản thực phẩm, TS Hồng Sơn “mách nước”, với thực phẩm sống thì cần chia nhỏ theo từng bữa phù hợp với gia đình, rồi bọc cẩn thận trước khi cấp đông. Còn đối với đồ ăn chín, cần để nguội trước khi bảo quản và tuyệt đối không vì tiết kiệm diện tích mà để chung thực phẩm với nhau bởi sẽ gây mất mùi vị món ăn, dễ hỏng cả hộp đồ ăn. Tránh cho thức ăn còn nóng vào tủ lạnh vì có thể khiến thực phẩm bị biến chất, ngưng đọng hơi nước và ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Theo TS Trương Hồng Sơn, đồ ăn thừa cần để nguội trước khi bảo quản trong tủ lạnh. Ảnh: Lê Phương.
![]() | Những trường hợp được miễn thuế khi sang tên sổ đỏ năm 2022 |
![]() | Điện Biên: Nhổ bỏ số lượng lớn cây thuốc phiện trồng trong nương rau |
![]() | Người đàn ông dập тιnн нoàn vì đi xe máy phân khối lớn |
Mỗi nhóm thực phẩm có một cách bảo quản riêng
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Chuyên gia về Công nghệ thực phẩm cũng cho rằng, hiện mọi người quá tận dụng tủ lạnh và coi đó là “cái chợ” thu nhỏ. “Việc mua nhiều thực phẩm, thừa đồ ăn thì phải bảo quản là cần thiết. Tuy nhiên, nguyên nhân thừa đồ ăn chính là do người nội trợ không biết tính toán hoặc nghĩ có tủ lạnh rồi thì không sợ hỏng đồ. Điều này là sai lầm. Dù thực phẩm để trong tủ lạnh nhưng bảo quản không đúng cách vẫn bị hỏng như thường”, PGS Thịnh cho hay.
Đối với việc bảo quản thực phẩm, theo PGS Thịnh, mỗi loại có một cách riêng và có thời gian bảo quản nhất định. Vì thế, dịp Tết nghỉ dài ngày mọi người không nên mua quá nhiều thực phẩm, bởi các siêu thị, chợ hiện nay dường như chỉ nghỉ ngày mùng 1 Tết.
Việc để thực phẩm lẫn lộn, không bọc kín khi bảo quản là một sai lầm khiến đồ ăn nhanh hỏng. (Ảnh minh họa)
Về cách bảo quản từng loại thực phẩm, PGS Thịnh tư vấn:
- Với nhóm thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản: Sau khi mua về cần khẩn trương sơ chế, cắt thành từng miếng vừa ăn theo nhu cầu của gia đình, rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào những hộp hoặc túi nilon và bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh.
- Với nhóm đồ khô như cá khô, mỳ gạo, thịt muối: Để nơi cao ráo, tránh ẩm, không cần cho vào tủ lạnh. Chính độ mặn trong thịt muối, cá mắm sẽ ức chế sự tấn công và phát triển của vi khuẩn.
- Đối với rau củ: Nên ưu tiên chọn những loại như su hào, cải bắp, bí xanh, bí đỏ… sẽ để được lâu hơn. Đối với những loại rau lá, cần lưu ý cách sơ chế, bảo quản để sử dụng được lâu hơn. Sơ chế theo cách nhặt sạch, để khô không cần rửa, chia thành bó vừa ăn rồi gói gấy hoặc lá chuối cho vào ngăn mát dùng dần.
- Với thực phẩm đã chế biến: Chia riêng thành từng hộp, loại bỏ tạp chất ví dụ như thịt bò xào cùng rau thì loại bỏ rau, củ. Với thực phẩm này nếu dùng ngay có thể cho ngăn mát, nếu không phải cho cấp đông và cũng không nên để quá 3 đến 5 ngày với đồ cấp đông.
PGS Thịnh lưu ý, việc trữ thực phẩm cần phải sắp xếp theo trật tự hoặc đánh dấu ngày đưa vào tủ lạnh nhằm tiện sử dụng theo nguyên tắc thức ăn nào mua trước ăn trước, mua sau ăn sau. Với thực phẩm cấp đông nên rã đông từ từ bằng cách cho từ ngăn đá xuống ngăn mát.