Cô dâu “bỏ trốn”
Bà Nguyễn Thị Hồng Minh - nữ y tá, chính trị viên thời bấy giờ vui vẻ kể câu chuyện cưới hụt của mình. Bà và chồng cùng làm việc, yêu nhau tại Đội điều trị 2. Cả hai quyết định tổ chức đám cưới vào tháng 12/1951 và giấy mời đã gửi hết cho tất cả bạn bè gần xa. Thế nhưng gần đến ngày cưới, cô y tá trẻ lại nhận được nhiệm vụ đi chiến dịch Hòa Bình.
Vợ chồng y tá Hồng Minh khi về tiếp quản Thủ đô (1954). Ảnh: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
Vợ chồng y tá Hồng Minh khi về tiếp quản Thủ đô (1954). Ảnh: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
“Đoàn nhà trai mang sính lễ từ Cao Bằng về Thái Nguyên mới hay cô dâu đã đi chiến dịch. Anh ấy buồn, gửi lại mấy câu thơ:
Em ơi em chớ có lo
Kiến trong miệng chén khó bò đi đâu
Vì em anh phải nhỡ tàu
Xuân này ta sẽ gặp nhau em... đền!
Sau tôi chụp ảnh đằng sau ghi lại bốn câu thơ, gửi kèm thư tình dài 23 trang giấy ra tiền tuyến cho anh ấy. Phải đến tháng 3/1952, kết thúc chiến dịch chúng tôi mới tổ chức tại ATK Thái Nguyên. Nhưng trước ngày cưới, do 17 ngày đi bộ trong rừng để đến nhà anh xin mấy thước vải may áo cưới, tôi phải mổ chân, đến ngày cưới một chân đi giầy, một chân đất”, bà Minh chia sẻ.
![]() | Những trường hợp được miễn thuế khi sang tên sổ đỏ năm 2022 |
![]() | Điện Biên: Nhổ bỏ số lượng lớn cây thuốc phiện trồng trong nương rau |
![]() | Người đàn ông dập тιnн нoàn vì đi xe máy phân khối lớn |
Lễ cưới trong hầm De Castries
Đám cưới của y tá Đội điều trị 2 Nguyễn Phước Ngọc Toản cũng mang đậm dấu ấn thời chiến.
Sinh ra trong một gia đình có dòng dõi quý tộc ở Thừa Thiên Huế, nhưng bà Nguyễn Phước Ngọc Toản lại sớm theo cách mạng. Sau này, bà Toản ra mặt trận phục vụ chiến đấu ở đội điều trị 2 Cục Quân y.
Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, bà Ngọc Toản đi bộ từ Tuần Giáo đến Mường Thanh để làm nhiệm vụ phiên dịch cho việc trao trả một nữ tù binh Pháp. Tại đây bà đã gặp người yêu của mình là ông Cao Văn Khánh - Đại đoàn phó Đại đoàn 308. Giữa cảnh hoang tàn đổ nát của chiến trường, ông bà đã quyết định tổ chức đám cưới tại đây.
Được sự đồng thuận của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đám cưới của ông bà được tổ chức vào ngày 22/5/1954, ngay trong hầm của tướng De Catries.
Bức "ảnh cưới" độc nhất vô nhị, được chụp chiếc xe tăng của Pháp bên cầu Mường Thanh của bà Toản và ông Khánh. Ảnh: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
“Đám cưới không có xe hoa, chỉ có xe tăng, hầm được trang trí bằng các tấm dù Pháp đủ màu, đủ chỗ cho gần 40 đại biểu. Trang phục cưới là bộ quân phục cũ màu cỏ úa, chúng tôi đi bên nhau dưới ánh đèn măng-sông, ngập tràn nụ cười và những lời chúc phúc trong niềm vui thắng trận” – bà Toản kể lại.
Theo baotintuc.vn, còn rất nhiều câu chuyện xúc động về tình yêu nơi khói lửa Điện Biên. Như chuyện tình của chàng trai Hà Nội Phan Thanh Trà với cô gái Tày Bế Thị Trang, chuyện tình của bà Ngô Thị Thái Nghiêm, y tá Đội điều trị 6 với một đồng chí cùng đơn vị… Những câu chuyện tình đó đã nảy nở từ trong khỏi lửa chiến tranh, đơm hoa, kết trái - tạo thành sức mạnh tinh thần to lớn, góp phần vào chiến thắng chung vĩ đại của dân tộc.