TÁC ĐỨC - NGÔI CHÙA GIẢI OAN kỳ bí xứ Mường đất Hòa Bình và thực hư về những câu chuyện truyền kỳ nghìn năm

    Tác Đức là một cổ tự nổi tiếng ở Hòa Bình, được nhân dân quanh vùng sùng kính với những câu chuyện vô cùng kỳ bí, linh thiêng. Nhiều người thậm chí còn quan niệm, chùa Tác Đức là nơi trừng phạt những người làm điều độc ác. Có người sợ đến nỗi không dám bước chân vào chùa...

    Ngôi chùa linh ứng lạ kỳ trong tâm thức mỗi người dân 

    Chùa Tác Đức nằm nép mình dưới tán cây gạo cổ thụ, ngay dưới chân một ngọn núi đá tên là Khụ Khoi (Theo tên của người Mường) thuộc thôn Đình Vận, xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Hòa Bình. Trong chùa, tượng của các thánh thần được thờ cúng giao hòa xen lẫn với nhau. Trong chùa có cả bàn thờ Phật, bàn thờ thần núi và thờ cả chúa sơn lâm...!

    Bên trong chùa Tác Đức, Hòa Bình. Ảnh: PLO

    Theo Gia Đình & Xã Hội, chùa có tên Tác Đức vì hàm nghĩa luôn mang lại điều may mắn, che chở những con người đức độ, hành động vì chính nghĩa. Tuy nhiên, người dân ở đây thường gọi ngôi chùa này bằng cái tên chùa “Giải oan”. Sở dĩ có điều này vì người dân thường kéo nhau đến đây để được minh oan. 

    Chia sẻ trên An ninh Thủ đô vào năm 2014, ông Bùi Văn Phỏn (47 tuổi) - người trực tiếp trông nom ngôi chùa khi đó, cho biết:

    Gia đình tôi đã có 3 đời làm sãi nhưng không ai biết ngôi chùa được xây dựng năm nào. Hồi nhỏ tôi được nghe ông tôi kể rằng, ngày xưa trong làng có 2 người sống cùng xóm lên núi Khạ để xẻ gỗ làm nhà, gặp một cây cổ thụ 2 người quyết định chọn cây đó. Sau khi đốn được cây mà không lăn được xuống vì cây cứ mắc mãi vào đá núi không thể nâng lên được.

    3 cây cầu “khủng“ xuất sắc hoàn thiện năm 2021: Từ cầu vượt biển cho đến cầu cạn trên mây
    Nữ tiền đạo 2k1 xinh đẹp của tuyển Việt Nam, ngắm ảnh đời thường mới thấy trái ngược trên sân bóng
    Chiêm ngưỡng biệt thự hoành tráng của diễn viên Quang Tèo

    Thấy vậy, 2 người bèn quỳ xuống khấn thần phật phù hộ, nếu lao được cây gỗ xuống núi họ sẽ xây chùa để cảm tạ. 

    Vừa dứt lời khấn vái, cây gỗ bỗng lăn xuống hẳn chân núi. Lần mò xuống chỗ cây gỗ, 2 người phát hiện cạnh đó là một phiến đá hình tượng phật. Hai người quỳ sụp xuống để cảm tạ, sau đó dựng lên một ngôi nhà nhỏ ngay tại tảng đá đó để nhang khói.

    Chùa Tác Đức nhìn từ bên ngoài. Ảnh: Gia đình & Xã hội

    Người dân huyện Yên Thủy vẫn còn lưu truyền những câu chuyện về sự linh thiêng cũng như cái chết bí ẩn của những kẻ ăn gian nói dối.

    Những trường hợp được miễn thuế khi sang tên sổ đỏ năm 2022
    Điện Biên: Nhổ bỏ số lượng lớn cây thuốc phiện trồng trong nương rau
    Người đàn ông dập тιnн нoàn vì đi xe máy phân khối lớn

    Vào khoảng giữa thập kỷ 80 của thế kỷ 20, có 2 anh em ruột người Thanh Hóa sang đất Yên Thủy để mở nghề lò rèn dao búa. Người anh tên Lân, người em tên Quy, họ chung nhau lò rèn lại gặp thời nên khá phát đạt. Một hôm, người em về quê thăm gia đình, khi lên thấy một số lượng dao đã rèn ra bị thất thoát, người em cho rằng anh trai đã gian dối đem đi bán lấy tiền ăn chơi. 

    Nghe người em nói vậy người anh cãi chày, cãi cối và cho rằng mình hoàn toàn trong sạch, cuộc cãi vã cuối cùng được quyết định bằng việc đưa nhau lên chùa Tác Đức để thề, nếu ai gian dối sẽ phải chết ngay lập tức. Không ngờ khi thề xong về tới nhà, cũng là lúc người anh trút hơi thở cuối cùng. 

    Sau khi xảy ra chuyện anh em nhà ông Lân và ông Quy, người dân trong vùng tin rằng ngôi chùa này thực sự linh ứng. Kể từ đó, mỗi khi có người nghi ngờ lẫn nhau mà không có cách gì để chứng minh, người dân lại lên chùa "Giải oan" để mong được thần linh làm chứng.

    Giải mã bí ẩn

    Rót hàng nghìn tỷ đồng đầu tư dự án giao thông ở Điện Biên
    Gần 4.600 xe hàng và 9.000 người “mắc kẹt” tại các cửa khẩu Lạng Sơn, Đại sứ quán Trung Quốc nói gì?
    CLIP: Cây cầu hơn 54 tỉ đồng mới hoàn thành bất ngờ gãy đôi

    Ngôi chùa nằm dưới chân núi. Ảnh: PLO

    Năm 2013, trên báo Gia Đình & Xã Hội có dẫn lời ông Bùi Văn Thái - trưởng thôn Đình Vận khi đó, cho biết: “Hàng năm có rất đông khách thập phương tìm đến chùa cầu xin điều may mắn, ai được ai không thì tôi không rõ. Còn việc người dân trong vùng mỗi khi có chuyện nghi ngờ nhau rồi tìm đến chùa để xin thần linh chứng giám thì vẫn có”. 

    Cũng theo ông Thái, chuyện người dân kể về anh em thợ rèn tìm đến chùa để giải oan nhưng sau đó lại bị đột tử là hoàn toàn có thật. “Sau khi chết, thi thể ông Lân được chôn ngay tại phố Sấu, huyện Yên Thủy. Cách đây vài năm, người thân đã lên bốc mộ ông Lân về Thanh Hóa an táng. Tuy nhiên, nguyên nhân cái chết của ông Lân được các thầy thuốc khi đó xác định là bị đột quỵ. Dù vậy, do niềm tin tín ngưỡng đã có từ lâu nên khi xảy ra sự trùng hợp ngẫu nhiên này người dân vẫn rất sợ hãi mỗi khi nhắc đến”, ông Thái nói.

    Cũng theo ông Thái, thực ra ngôi chùa nào cũng có những câu chuyện li kỳ kèm theo. Nó có thể là những tuyền thuyết từ xưa đề lại hoặc những câu chuyện mới xảy ra nhưng mang yếu tố liêu trai. 

    Với chùa Tác Đức, những câu chuyện truyền thuyết về hai anh tiều phu là các thế hệ trước muốn giáo dục con cháu sống thật thà, cũng như muốn hạn chế tình trạng trộm cắp. Bởi vậy, ngôi chùa này vẫn bình yên cho đến tận ngày nay chưa từng bị mất cắp gì dù cửa không bao giờ đóng. Đó cũng là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người dân xung quanh khu vực.

    create

    N.T (tổng hợp) / Tin nhanh online

    Nguồn: http://anninhthudo.vn/the-gioi/ngoi-chua-co-bao-boi-thanh-trung-thoi-hu-tat-xau/569333.antd

    Short URL: http://tinmienbac.net/bai-viet/933095

    Lời kể của người lái chiếc xe vận tải đầu tiên vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975

    Lời kể của người lái chiếc xe vận tải đầu tiên vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975

    timer29/04/2021

    Những ngày này, ông Dương Quang Lựa, người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm nào luôn thấy bồi hồi, xúc động bởi những kỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam ùa về. Ông là người đã lái chiếc xe vận tải đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập trong thời khắc lịch sử ngày 30/4/1975.

    Đến “suối cá thần” ngắm điếu cày độc đáo xứ Mường

    Đến “suối cá thần” ngắm điếu cày độc đáo xứ Mường

    timer09/04/2021

    Vùng suối cá Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) được mệnh danh là “suối cá thần” - một địa điểm du lịch hút khách. Ngoài tham quan, chụp ảnh ở suối cá, nơi đây còn có một “đặc sản” độc đáo đó là những chiếc điếu cày. Vì sao nơi đây bày bán nhiều điếu cày độc đáo như vậy?

    BÍ ẨN ngàn đời KHU MỘ ĐÁ Đống Thếch chôn NGƯỜI KHỔNG LỒ ở Kim Bôi - Hòa Bình

    BÍ ẨN ngàn đời KHU MỘ ĐÁ Đống Thếch chôn NGƯỜI KHỔNG LỒ ở Kim Bôi - Hòa Bình

    timer24/03/2021

    Nằm trên địa phận xã Vĩnh Đồng huyện Kim Bôi (Hoà Bình), từ nhiều năm nay khu mộ cổ Đống Thếch có hàng trăm mồ đá nằm im lìm u tịch và lạnh lẽo giữa vùng rừng núi Tây Bắc. Đây là một bí ẩn lớn đối với bất cứ ai từng một lần đặt chân tới.

    Ninh Bình: Gặp những người dệt chiếu cuối cùng ở làng Bồng Hải

    Ninh Bình: Gặp những người dệt chiếu cuối cùng ở làng Bồng Hải

    timer01/06/2020

    Ở xã Khánh Thiện (huyện Yên Khánh), nghề làm bánh, trồng cây cảnh… đã mang lại cho nhân dân nơi đây một cuộc sống đủ đầy. Song, nếu hỏi rằng nghề nào đã trở thành niềm tự hào, là chiều sâu văn hóa trong đời sống của người dân, thì nhiều người quả quyết rằng, đó là nghề dệt chiếu cải ở Bồng Hải, dù rằng hiện nay những người làm nghề chỉ còn đếm trên đầu ngón tay…